Năm 2013, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 593/QĐ-UBND ngày 18/3/2013 về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, có xét đến 2025. So với quy hoạch trước, giai đoạn 2006-2010.
Năm 2013, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 593/QĐ-UBND ngày 18/3/2013 về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, có xét đến 2025. So với quy hoạch trước, giai đoạn 2006-2010. Lần này, quy hoạch được chia làm ba giai đoạn (giai đoạn 2013-2015; giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025); Tổng vốn đầu tư cả thời kỳ là: 4.616 tỷ đồng (giai đoạn 2013 – 2015: 3.050 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020: 1.274.120 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025: 291,65 tỷ đồng). Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 157 chợ, trong đó: 150 chợ kinh doanh tổng hợp, 04 chợ chuyên doanh hải sản, 3 chợ đầu mối nông sản, hải sản; 22 trung tâm thương mại và siêu thị, trong đó: có 5 trung tâm thương mại và 17 siêu thị.
Đây là lần thứ hai được UBND tỉnh Bình Thuận Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ cùng kết hợp quy hoạch trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến 2025. Quy hoạch đã đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân như: Sự thay đổi cơ chế, chính sách, những quy định mới về thủ tục đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng chợ; Công tác phát triển chợ và quản lý chợ chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ hạn chế … để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những giải pháp thực hiện công tác quy hoạch sau này.
Giai đoạn 2013-2015, thời gian chỉ còn lại hai năm rưỡi, với số lượng chợ, trung tâm thương mại siệu thị được quy hoạch đầu tư xây dựng rất lớn, Tổng số chợ phải đầu tư xây dựng là: 64 chợ, 02 trung tâm thương mại và 03 siêu thị, trong đó: Đầu tư, nâng cấp cải tạo chợ là 16 chợ, xây mới trên nền chợ cũ: 22 chợ, xây mới để di dời chợ hiện có 18 chợ, phát triển mới 8 chợ; 2 trung tâm thương mại và 3 siêu thị với tổng nguồn vốn thực hiện là : 3.050 tỷ đồng; hơn cả số lượng chợ đã thực hiện trong kỳ quy hoạch trước (64 chợ quy hoạch mới/45chợ đã đầu tư trước đây). Do vậy để quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đạt được như kế hoạch đề ra là hết sức khó khăn.
Theo một nhà đầu tư cho biết, với nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ trong giai đoạn 2013-2015 là rất lớn. Tuy nhiên đây cũng chưa phải là điều kiện tiên quyết cho hoàn thành kế hoạch đề ra trong giai đoạn này. Trước hết cần phải có thủ tục hướng dẫn cụ thể về đầu tư xây dựng chợ như: cấp giấy chứng nhận đầu tư, giao đất, giấy phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường, … thời gian hoàn tất các thủ tục khoảng 6 tháng; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư để đầu tư xây dựng chợ tránh lãng phí về thời gian và tiền bạc. Thứ hai cần có sự quan tâm và đồng lòng của các cấp, các ngành và địa phương trong công tác phát triển quy hoạch chợ. Đây là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư, cũng là vấn đề đặt ra cho các Sở, ngành, địa phương trong công tác quản lý nhà nước về phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và công tác thực hiện quy hoạch đã được duyệt.
Nguồn tin: Phòng QLTM